Friday, June 26, 2015

Bệnh hại và cách phòng ngừa trên phong lan

Một số sinh vật hại phổ biến gây hại trên cây phong lan ( Tài liệu tham khảo)

I. NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TIẾN HÀNH TRỒNG PHONG LAN
- Thiết kế vườn đúng kỹ thuật (lưới che đúng với nhu cầu ánh sáng của từng loại lan, giàn chắc chắn...)
- Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những cây khác.
- Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng.
- Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vì nguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây xuống cây dưới thông qua việc tưới nước hay mưa.
- Bón phân cân đối (tùy theo giai đoạn mà ta có công thức bón khác nhau).
- Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh động nước, ẩm thấp. Thường xuyên sang chậu, kết hợp tách chiết lan.
- T hường xuyên kiểm tra để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly, xử lý.
- Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng.
II. SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN
1. BỆNH ĐỐM LÁ ( Cercospora sp.)

Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium, Mokara...
Triệu chứng bệnh đốm lá
Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm lá là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả sang màu vàng, đồng thời mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3-4 đốm vàng lớn, đường kính 1-3 cm, khoảng 10-15 ngày sau thì xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá.
Lúc bắt đầu phát sinh ta thấy xuất hiện các chấm màu vàng ở trên và mặt dưới của lá. Chấm này sẽ lan rộng ra: Nếu gặp độ ẩm cao, mưa nhiều các bào tử sẽ bám dưới lá làm cho chúng có màu nâu hay đen.

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh đốm lá
Bệnh gây hại vào mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Bệnh xuất hiện nhiều ở những vườn ít được chăm sóc, vệ sinh kém và vườn lan không thông thoáng.
Bệnh này thường gặp ở các cây có lá màu xanh thẫm, ở các chồi già, lá già.
Biện pháp phòng trị bệnh đốm lá
- Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan và tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.
- Trước khi trồng nếu có điều kiện nên xử lý chậu lan và giá thể trổng lan (chất trồng lan: than củi, dớn, vỏ dừa...)
- Không nên tưới nước cho cây lan quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối
- Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng loài lan, tạo cho giàn lan thông thoáng gió.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá vàng, rụng đem xa khỏi vườn, hoặc chôn, đốt để tránh lây lan. Định kỳ phun thuốc phòng ngừa mỗi tháng 2 lần với nồng độ thấp.
- Nếu thấy cây lan chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và tiến hành phun thuốc BVTV, dùng một trong vài lọai thuốc như: Vicarben 50 HP, Carbenzim 500FL, Saizole 5SC, Dithanane M 45 – 80WP, Aliette 800WG ... Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá, về liều lượng và cách sử dụng có thể đọc hướng dẫn có in sẵn trên nhãn thuốc.
2. BỆNH THỐI NHŨN ( Erwinia sp.)

Bệnh này thường gây hại trên nhiều loại lan: Dendrobium, Mokara. Oncidium...
Triệu chứng bệnh thối nhũn
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Ban đầu vết thối nhỏ có màu vàng nâu, bệnh nặng vết thối lan nhanh trong lá và gây rụng lá. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn dựa vào nước mưa và nước tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây khác. .
Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh thối nhũn
Bệnh do vi khuẩn Erwinia sp. E. chrysanthemi has a world-wide distribution. ê thường xảy ra trong những ngày mưa dầm, giá thể thoát nước kém hoặc lên liếp thấp (đối với lan trồng dưới đất). Vi khuẩn Erwinia sp. E. chrysanthemi has a world-wide distribution. ê phát triển thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, nhiệt độ thích hợp nhất là 27 - 320C, nhiệt độ tới hạn chết là 500C. Thời tiết ẩm độ cao, nhiệt độ cao rất thích hợp cho sự phát triển của bệnh, vi khuẩn có thể bị chết trong điều kiện khô và dưới ánh nắng trực tiếp.
Con đường xâm nhiễm
Erwinia sp. E. chrysanthemi has a world-wide distribution. ê xâm nhập qua vết thương như: do cơ giới (vết thương do cắt tỉa, thu hoạch, tưới phun áp lực cao), gió mưa, côn trùng (nhện đỏ, bọ trĩ…) và con người.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn
- Giàn lan phải được bố trí thông thoáng, mật độ trồng hợp lý.
- Gíá thể phải thoát nước tốt, phòng trừ rong rêu bám trên bề mặt giá thể. Đối với giá thể sơ dừa nên hạn chế lượng nước tưới khi trời mưa.
- Cách ly những cây bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và nên tưới vào lúc sáng sớm để mau khô.
- Cắt bỏ những lá bệnh nặng để tránh lây lan.
- Phòng trừ tốt những côn trùng xuất hiện trong vườn lan.
- Tránh gây thương tích cho cây trong suốt mùa mưa.
- Giảm lượng phân đạm, gia tăng lượng kali.
- Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc sau: Rydomyl Gold 68WP kết hợp với Kasumin 2L, Carbenzim 500FL kết hợp với Saizole 5SC, Staner 20wp...
3. BỆNH KHÔ ĐẦU LÁ ( Colletotrichum sp.) 

Bệnh thường gặp trên các giống lan: Dendrobium, Mokara, Cattleya, Oncidium.
Triệu chứng bệnh khô đầu lá
Nấm tấn công ở chóp lá và làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá . Khi bệnh nặng làm lá khô, dễ bị rách.
Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh khô đầu lá
Bệnh thường phát sinh trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thoáng của giàn lan kém, tưới nước quá nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.
Biện pháp phòng trừ bệnh khô đầu lá
- Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Không nên trồng lan quá dày, làm cỏ tạo cho vườn lan thông thoáng.
- Nên chọn gíá thể trồng thoát nước tốt. Không tưới nước quá đẫm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.
- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Benzep 70wp, Sameton 25wp, Topsin-M 50WP....
4. MUỖI HẠI BÔNG (Contarinia maculipennis)


Triệu chứng Muỗi hại bông
N hững nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa.
Muỗi hại bông gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi, từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành. Khi tách nụ hoa tìm thấy bên trong một số con giòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giòi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi.
Tập quán sinh học
Để có thể tìm được biện pháp phòng trừ thích hợp chúng ta cần tìm hiểu tập quán và vòng đời của loại côn trùng này.
Con trưởng thành rất nhỏ, có chiều dài khoảng 2mm, bộ cánh dài gấp đôi thân. Thời gian sống của con trưởng thành được 4 ngày. Vòng đời của muỗi hại bông sống, từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21-32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường.
Muỗi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa, trứng có màu trắng kem có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, trứng nở trong vòng 1 ngày, ấu trùng sau khi nở chui sâu vào trong nụ hoa, chúng ăn các mô của nụ hoa gây nên hiện tượng biến dạng, mất màu trên nụ và cánh hoa, khi gây hại trên nụ còn non chúng làm rụng luôn cả nụ hoa.
Nụ và cánh hoa sau khi bị hư thường gãy gục xuống hoặc mọc các lớp mốc xám làm chúng ta dễ lầm tưởng hoa đang bị bệnh mốc xám. ZAROJM035140
Ấu trùng mới nở có màu trắng khi lớn hơn có màu vàng, ấu trùng sống trong nụ hoa từ 5 – 7 ngày, lúc này ấu trùng có thể búng xa vài cm trong không khí, đây chính là đặc điểm để phân biệt chúng với ấu trùng của các loài khác. Tập quán búng xa vài cm giúp chúng rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất.
Ấu trùng sau khi rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất chúng sẽ hóa nhộng trong đất ẩm, thời gian ở trong đất từ 14 – 21 ngày, giai đoạn cuối của nhộng chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu và chui lên gần mặt đất để thành muỗi trưởng thành. Chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối
Bệnh thường phát sinh trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thoáng của giàn lan kém, tưới nước quá nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.
Biện pháp phòng trừ muỗi hại bông
- Trồng giống ít bị muỗi hại bông gây hại (Cattleya, Oncidium...).
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, làm sạch cỏ dại xung quanh vườn và dưới giàn lan nhằm hạn chế nơi trú ngụ của muỗi trưởng thành.
- Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa bị nhiễm muỗi cho vào túi nylon, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ ấu trùng trong vườn.
- Có thể sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút bắt thành trùng.
- Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H , Basudin 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa muỗi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.
- Phun thuốc diệt muỗi trưởng thành: muỗi trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng nên tiến hành phun thuốc vào thời gian này mới có hiệu quả. Các loại thuốc thường sử dụng: Sairifos 585EC, Amico 10EC, Sec Saigon 25EC, Dragon 585EC,… khi phun pha chung với dầu khoáng SK Enpray 99EC hoặc chất bám dính điều này quan trọng vì muỗi trưởng thành có bộ cánh dài dễ bị dính bởi chất bám dính hay dầu khoáng, tăng hiệu lực diệt trừ.

Bẫy dính
5. ỐC SÊN ( Achatina sp.)

Triệu chứng gây hại của ốc sên
Ốc sên ăn thực vật mà món khoái khẩu của chúng là các đọt lá non. Đối với các chậu phong lan Dendrobium chúng thường chui trốn trong rễ chậu phong lan đợi chiều tối bò ra ăn lá và các giả hành làm cho cây bị hư lá và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng.
.
Điều kiện phát sinh phát triển của ốc sên
Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào đầu mùa, chúng bừng tỉnh và hoạt động bình thường. Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu. Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt ban ngày thì nằm im trong đáy chậu hay lỗ hang nào đó. Đợi chiều mát trời vừa tắt nắng cũng là lúc ốc sên bắt đầu bò ra tìm thức ăn.

Biện pháp phòng trừ ốc sên
- Làm cỏ trong và xung quanh vườn lan vì đây là nơi ốc sên dễ dàng trú ngụ phá hoại.
- Trồng lan trên giàn cũng hạn chế ốc sên rất nhiều.
- Nếu mật số thấp chúng ta có thể bắt bằng tay.
- Tìm những ổ trứng ốc sên trong vườn và tiêu hủy chúng.
- Khi mật số ốc cao có thể rải thuốc trừ ốc: MOI-OC 6H sử dụng rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải sẽ bị chết hàng loạt. Nên thu gom lại vì ốc chết bị phân hủy sẽ tạo nên mùi hôi cho môi trường.
- Do ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì phải rải thuốc tiếp tục.
6. NHỆN ĐỎ ( Tetranychus sp.)


Triệu chứng gây hại của nhện đỏ
Loài nhện đỏ có cơ thể rất nhỏ, nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Nhện đỏ có hình bầu dục, có 8 chân, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng. Khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.
Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, rồi rụng lá, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều.
Điều kiện gây hại của nhện đỏ
Loài nhện này gây hại chủ yếu cho lan trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại của chúng thường không nhiều. Ngoài các loài trong giống Dendrobium chúng còn gây hại trên nhiều giống lan khác như Vanda (Vân lan), phalaenopsis (Hồ điệp), Oncidium ( Vũ nữ)…
Biện pháp phòng trừ nhện đỏ
- Không để vuờn bị khô. Giữ cho vườn đủ ẩm và tưới nước bằng vòi, xịt từ dưới lá lên sẽ rửa trôi và hạn chế đáng kể nhện đỏ.
- Không trồng lan gần những cây ký chủ của nhện đỏ (mai, sứ...).
- Muốn diệt trừ nhện đỏ, ta cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện đỏ thì mới hiệu quả có thể sử dụng: Nissorun 5EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Cascade 5EC.
- Nên luân phiên sử dụng các loại thuốc với nhau, không nên sử dụng một loại thuốc (dù thuốc đó sử dụng rất tốt).
- Khi xịt nên đặt ngửa vòi xịt để thuốc bám dính với mặt dưới của lá, xịt kỹ cả trong các khe kẽ của cây lan , có như vậy thuốc mới tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện và hiệu quả của thuốc mới cao.
- Không nên xịt định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thườnng xuyên, khi nào thấy có nhiều nhện mới xịt, làm như thế để đỡ tốn tiền mua thuốc, giảm bớt độc hại do hơi thuốc mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện.
Nguồn sưu tầm trên internet

No comments:

Post a Comment